Dienbien.edu.vn - Năm học 2019-2020 cấp mầm non có 27 trường, 309 nhóm, lớp với 8074 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ 0-5 tuổi ra lớp trên dân số độ tuổi đạt 78,97%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ từ 3 - dưới 36 tháng đạt 50%, trẻ từ 3-5 tuổi đạt 99,9%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,9%; Số trẻ là người DTTS được học tại các trường mầm non 5880/8074 trẻ, chiếm 72,8% số trẻ đến trường. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là 693 người trong đó: cán bộ quản lý 67 người, giáo viên 544 người và nhân viên 82 người; Số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là người DTTS là 291 người, chiếm 42%
Dienbien.edu.vn - Sáng ngày 11/6/2020 Trường mầm non số 2 Sam Mứn tổ chức buổi trải nghiệm cho các cháu học sinh tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Dienbien.edu.vn - Trường mầm non Hoa Ban huyện Tủa Chùa được thành lập ngày 01/1/2020 trên cơ sở trường mầm non Mường Báng số 1 và một số điểm trường của trường mầm non Mường Báng số 3.
Dienbien.edu.vn - Thực hiện văn bản số 42/PGDĐT-CMMN, ngày 28/8/2019 của Phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo về việc tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, ngay từ đầu năm học 2019-2020 trường Mầm non Nà Sáy đã tích cực triển khai thực hiện việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
Dienbien.edu.vn - Nhằm đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn cấp huyện và đánh giá tiến độ mục tiêu hoàn thành kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2016-2020, ngày 11/10/2019 Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên đã tổ chức Hội thảo chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
Dienbien.edu.vn - Ca dao, đồng dao là những câu hát, câu vè mộc mạc, gần gũi, dễ thuộc, dễ nhớ bởi vần điều vui tươi, rộn ràng. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, ca dao, đồng dao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua các bài cao dao, đồng dao giáo viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non như: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm, hình thành và phát triển vốn từ, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.
Dienbien.edu.vn - Thực hiện đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo trẻ có kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình GDMN, tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của địa phương. Để đạt mục tiêu đó, các cơ sở GDMN trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực.
Dienbien.edu.vn - Là một trong những yếu tố góp phần quyết định chất lượng giáo dục, thư viện trường học có vị trí rất quan trọng trong nhà trường – nó là linh hồn của trường học, là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho giáo viên, học sinh không chỉ dạy tốt – học tốt mà còn giúp mở mang trí tuệ, nhân cách, xây dựng nền tảng và văn hóa đọc.
Dienbien.edu.vn - Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, là một huyện vùng cao có 13 xã, 01 thị trấn, trong đó cả 13 xã đều thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 19 đơn vị trường mầm non với 283 nhóm, lớp trong đó: Nhà trẻ 67 nhóm; mẫu giáo 216 lớp; tổng số trẻ huy động ra lớp đạt 70,1%, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,8%, tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi ra lớp chiếm 35,7%. 100% các đơn vị trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non, trẻ được học 2 buổi/ngày; các nhóm, lớp có trẻ dân tộc thiểu số được học tăng cường tiếng Việt.
Dienbien.edu.vn - Thực hiện Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số”, trong 3 ngày, từ ngày 20 đến hết ngày 22/3/2019 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông đã tổ chức Hội thi “Bé khỏe - Bé ngoan” cấp huyện năm học 2018-2019.
Dienbien.edu.vn- Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019, nhằm tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trong huyện, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số theo Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non giai đoạn 2016-2020, ngày 15/3/2019 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn học kỳ II năm học 2018- 2019.
Dienbien.edu.vn - Ngày 11/03/2019, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Tủa Thàng Số 1. Tham dự có đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và 45 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các trường mầm non trong toàn huyện.
Dienbien.edu.vn: Trường tiểu học Pu Nhi là một trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông. Địa bàn của trường rất rộng đường xá đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, phải qua nhiều đèo dốc, sông suối.
Dienbien.edu.vn - Thực hiện kế hoạch Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non năm 2018, cấp học mầm non của tỉnh Điện Biên cơ bản đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Một số kết quả nổi bật trong năm 2018 xin được chia sẻ như sau:
Để tạo điều kiện cho học sinh làm quen và ứng dụng Intenet trong học tập nhằm phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời tạo môi trường thân thiện để học sinh học tập giao lưu, không gây áp lực cho gia đình, nhà trường. Giúp học sinh thêm yêu Tiếng Việt, hiểu rõ về địa lí, lịch sử, văn hóa và tự kiểm tra, tự đánh giá môn học Tiếng Việt phù hợp từ đó nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Trường Tiểu học thị trấn huyện Tủa Chùa đã tổ chức sân chơi "Trạng nguyên tiếng Việt" cho học sinh.
Dạy tiếng Việt đặc biệt quan trọng, Tiếng Việt giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc, từ đó giúp học sinh mạnh dạn giao tiếp và chiếm lĩnh tri thức.
Dienbien.edu.vn- Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số việc tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức ở cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
Từ năm học 2015 – 2016, Trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục. Sau 3 năm áp dụng chúng tôi nhận thấy dạy Tiếng Việt theo chương trình Công nghệ giáo dục đã đem lại kết quả cao hơn, cụ thể: Phần lớn các em đọc to, rõ ràng, đảm bảo theo tốc độ quy định, ngắt nghỉ hơi hợp lý, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt (âm đệm, âm chính, âm cuối), phát âm chuẩn. Học sinh nghe - viết đảm bảo tốc độ, nắm chắc luật chính tả để vận dụng viết bài, không nhầm lẫn nguyên âm, phụ âm và vần. Bài viết trình bày khoa học, chữ viết đẹp, đúng mẫu chữ. Học sinh hiểu được lệnh của giáo viên, nghe hiểu được nội dung câu hỏi, tự tin trả lời đủ ý, rõ nghĩa. Để có được kết quả trên, nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Ngày 10/12/2018, trường PTDTBT-TH Keo Lôm tổ chức Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp trường năm học 2018 - 2019. Tham gia giao lưu có 24 em học sinh tiêu biểu là người dân tộc thiểu số từ khối 3 đến khối 5 của trường. Đến với buổi giao lưu, các em học sinh thi tài ở 2 phần thi: Phần thi cá nhân và phần thi tập thể. Trong đó, ở phần thi cá nhân các em tham gia thi viết chữ đẹp và thi đọc diễn cảm; ở phần thi tập thể các em tham gia thi trả lời câu hỏi.
Dienbien.edu.vn - Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019, nhằm khuyến khích giáo viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, phát huy khả năng sáng tạo trong phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm, đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non, tuyển chọn và đưa vào sử dụng những đồ dùng, đồ chơi có giá trị, góp phần làm phong phú đồ dùng dạy học, đồ chơi tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, ngày 21/12/2018, trường mầm non xã Hua Thanh huyện Điện Biên tổ chức Hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số cấp trường năm học 2018-2019.